» Bài viết:
Cách Dùng Bin Điện Thoại Hiệu Quả» Lượt xem: 77
- Khi không sử dụng, bạn tháo pin và cất ở nơi khô, mát. Để gần nguồn nhiệt sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ pin. Nếu không sử dụng một thời gian dài, khi dùng lại, bạn cũng phải sạc như khi mua pin mới. Lưu ý rằng, tuy không dùng, bạn cũng phải nạp và xả pin theo định kỳ 2-3 tháng. Không hoạt động và không được sạc, pin sẽ mất khả năng tích tụ năng lượng và sự xả. Khi điện thoại báo nhắc nhở pin yếu, đồng nghĩa với việc cần sạc pin hoặc thay pin khác. Nếu bạn tiếp tục sử dụng điện thoại, bạn cần tắt chuông, tắt đèn màn hình, tắt rung. Sau đó, bạn tắt điện thoại để một lúc, rồi bật lại, thời gian chờ của pin sẽ lâu hơn một chút.
- Có ba nguyên tắc sử dụng và bảo quản pin mà người sử dụng cần nhớ. Thứ nhất, giữ pin cẩn thận không để rơi hay va chạm với vật cứng. Thường xuyên vệ sinh điểm tiếp xúc giữa pin và mạch điện thoại bằng bông tẩm cồn. Thứ hai, phải tắt nguồn trước khi tháo pin. Không làm đúng quy trình này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng pin. Cuối cùng, không nên để pin dưới ánh nắng mặt trời hoặc gần nguồn nhiệt.
+ 200 năm pin sạc.
- Vào giữa những năm 1800, nhà sáng chế người Pháp Raymond Gaston Planté đã tạo ra loại pin đầu tiên có thể sạc lại được, một kết hợp giữa axit sulfuric và những lá than chì. Sáng chế này được xem như một “hộp điện” hay bình điện.
- Những chiếc pin được sản xuất rộng rãi đầu tiên là axit chì. Chúng giúp ô tô thời xưa khởi động. Những năm 1960, các kỹ sư đã phát triển được pin dùng một lần từ alkaline và thuỷ ngân, giúp cho radio di động và các thiết bị liên lạc hai chiều trở thành hiện thực. Vào những năm 1980, pin nén sạc lại được đã được chế tạo từ nickel và cadmium. Ban đầu chỉ được sử dụng trong quân đội và NASA, pin NiCad rồi cũng đến với thị trường cho máy quay video, máy tính xách tay và các công cụ không dây đầu tiên.
- Các pin điện đều đáng tin cậy nhưng nếu sạc không đều thì sẽ tạo ra hiệu ứng nhớ (memory effect), nghĩa là nếu không sạc đầy đủ pin vào lần sử dụng đầu tiên, những chiếc pin sẽ chỉ “nhớ” điểm sạc đầu tiên đó. Pin NiMH (nickel metal hydride) đã khắc phục được điểm yếu này. Loại pin này tích nhiều điện hơn, và ít bị hiệu ứng nhớ hơn pin NiCad, thời gian sạc lại (recharge) cũng nhanh hơn.
- Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng lithium sẽ tạo ra một anode tuyệt vời. Hầu hết các hợp chất hoá học tạo ra pin đều cho điện áp từ 1,2-2 volt. Nhưng khi được cặp với một cathode thích hợp, các nguyên tử lithium bắn electron sẽ mang lại điện áp cao nhất trong tất cả các nguyên tố của bảng tuần hoàn: 3,6 volt (khi kết hợp nhiều pin điện áp thấp với nhau cũng có thể đạt điện áp tương tự, đó là lý do tại sao bạn có những chiếc pin 9 volt, nhưng điều này làm gia tăng trọng lượng và kích thước pin).
- Tuy nhiên, lithium có xu hướng nổ khi tiếp xúc với không khí, khiến cho việc nghiên cứu khá khó khăn. Những năm 1970, một nhà khoa học Mỹ có tên hài hước là John Goodenough (John đủ tốt) cuối cùng cũng tìm cách tận dụng được tiềm năng electron của lithium: kết hợp nó với cobalt. Sau đó, chỉ cần một nhà sản xuất chi tiền để sản xuất hàng loạt loại pin mới. Sony đã nắm lấy cơ hội vào những năm 1980, sản xuất một loại pin lithium sạc lại được dành cho máy quay video. Đây là pin sạc lại được đầu tiên vượt qua năng lượng của pin alkaline dùng một lần. Chúng cũng không có hiệu ứng nhớ, với lượng điện năng gấp 4 lần pin NiCad, và gấp hai lần pin NiMH. Một kỷ nguyên mới bắt đầu và… sắp kết thúc.
Chúc các bạn thành công.