XtGem Forum catalog
Ba “đế chế” có nguy cơ bị sụp đổ trong năm 2016
Ba “đế chế” có nguy cơ bị sụp đổ trong năm 2016
Trong khi các đại gia công nghệ lớn mạnh tấp nập chuẩn bị cho một năm mới với thách thức và cơ hội mới, những thương hiệu như Yahoo, HTC và BlackBerry lại đau đầu tìm cách trụ lại thị trường. Và liệu 3 cái tên này có biến mất khỏi thị trường trong năm 2016?

Năm mới bắt đầu với nhiều cơ hội và thách thức mới cho tất cả mọi người. Các “đại gia” lớn trong ngành công nghệ lại chuẩn bị cho một năm bận rộn với nhiều sản phẩm mới ra đời. Tuy nhiên, trái ngược với tâm trạng háo hức của các đại gia “sức dài vai rộng”, những thương hiệu đình đám một thời như Yahoo, HTC hay BlackBerry lại có những trăn trở và nỗi niềm lo lắng riêng khi bắt đầu năm mới 2016. Thay vì lên kế hoạch cho những bước đi phát triển xa hơn, các hãng này lại phải xoay sở mọi cách để tồn tại trên thị trường khốc liệt.

Yahoo: Khi “triều đại” đang dần về “xế tà”
Ba “đế chế” có nguy cơ bị sụp đổ trong năm 2016
Chỉ trong một vài năm trở lại đây, “đế chế” Yahoo liên tiếp thụt lùi và gần như tuyệt vọng trong mọi nỗ lực để giữ lại ánh hào quang trong quá khứ. Đã có thời Yahoo là “gã khổng lồ” trong làng công nghệ với đội ngũ kỹ sư hùng hậu xây dựng nên một nền tảng kỹ thuật vững chắc. Đáng tiếc là Yahoo đã không thể tận dụng lợi thế đó để chuyển hóa thành các dịch vụ “hái ra tiền” và bị mất “ngai” vào tay những “kẻ tí hon” như Google và Facebook. Năm 2012, khi Yahoo quyết định đưa cựu chuyên viên Google là Marissa Mayer về để “cầm quân”, mọi người đã hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn cho Yahoo. Tuy nhiên, kết quả đang có chiều hướng trái ngược: Yahoo thậm chí còn đánh mất đi vị thế của một “đàn anh” trong làng công nghệ và ngày càng thu hẹp các gói dịch vụ sản phẩm của mình.

Hiện tại, Yahoo có “vỏ ngoài” là một công ty truyền thông và kiêm nhiệm thêm “chức danh” nhà đầu tư của trang thương mại điện tử Trung Quốc. Để hiểu rõ hơn tình hình, chỉ cần nhìn vào bảng doanh thu của Yahoo: Sau khi đã trừ đi các chi phí “bất thường” (chi phí tái cơ cấu, tinh giảm nhân sự, đóng cửa một số hoạt động kinh doanh) và chưa tính đến các khoản thu nhập từ vốn đầu tư vào Alibaba, Yahoo đang bị thua lỗ nhiều hơn qua các năm trong mảng kinh doanh Internet.

Doanh thu và lợi nhuận của Yahoo (đơn vị: triệu USD)
Ba “đế chế” có nguy cơ bị sụp đổ trong năm 2016
Không tính đến doanh thu từ Alibaba, Yahoo đang thực sự bị thua lỗ

Đầu năm 2015, “bức tranh” chung của Yahoo gần như nhuốm màu đen: Trong khi lợi nhuận vẫn tụt dốc thì tình hình quản trị của công ty gặp bất ổn do các lãnh đạo cấp cao liên tục “vào ra”. Để cứu vớt công ty khỏi “hố sâu” thua lỗ, các chuyên gia cho rằng Yahoo nên bán hết các cổ phần tại Alibaba để tái đầu tư vào công ty. Tuy nhiên, với nguy cơ phải đóng một khoản thuế khổng lồ tương đương 40% vốn, Yahoo lại có những động thái hoàn toàn trái ngược: vẫn giữ lại cổ phần tại Alibaba và bán đi các sản phẩm dịch vụ chủ đạo của hãng này.

Đến cuối năm 2015, Ban Quản trị của Yahoo mới đưa ra khẳng định rằng công ty sẽ không bán các sản phẩm dịch vụ cốt lõi nữa mà tách mảng kinh doanh Internet thành một công ty độc lập. Động thái này được đánh giá là biện pháp xoa dịu tạm thời cho các cổ đông và nhà đầu tư vào Yahoo trong lúc Mayer, CEO đương nhiệm đang trong thời gian nghỉ thai sản. Mặc dù vậy, ngay khi quay trở lại với công việc, chắc chắn rằng Mayer sẽ phải đương đầu với các yêu cầu khắc nghiệt hơn trong việc cắt giảm chi phí tối đa. Đồng thời, đội ngũ của Mayer cũng sẽ phải “toát mồ hôi” để tận dụng tất cả mọi kinh nghiệm đã có trong suốt 3 năm đương nhiệm tại Yahoo để xoay chuyển tình hình.

Và từ nay cho tới thời điểm Mayer làm việc trở lại thì mọi phương án vẫn chỉ là dự đoán: Liệu rằng Yahoo có bị thu nhỏ thành công ty kinh doanh dịch vụ Internet Yahoo, liệu rằng công ty có đủ dũng cảm để cắt bỏ cổ phần tại Alibaba, và liệu rằng công ty có một lần nữa dám liều mình và dám đầu tư vào mảng di động theo cách bền vững và thông minh hơn nhằm thu lời và vớt vát cho những mảng sản phẩm đã bị gỡ bỏ? Một số ý kiến chuyên gia còn cho rằng Yahoo nên cân nhắc tới việc bán lại cho Microsoft và cộng tác với Bing trong cuộc chiến trên thương trường đầy khốc liệt. Ngược lại, nếu Yahoo vẫn “ngoan cố” muốn chống trọi một mình thì rất có thể trong một tương lai không xa, Yahoo sẽ “chết dần chết mòn” và dần đi vào quên lãng, hay trở thành một “hố đen” trong lịch sử Internet của loài người. Và cái tên Yahoo chỉ còn là một thương hiệu của quá khứ!

HTC: Liều lĩnh đặt cược toàn bộ sản nghiệp vào thiết bị thực tế ảo Vive
Ba “đế chế” có nguy cơ bị sụp đổ trong năm 2016
Năm 2014, HTC cũng bị đưa vào danh sách “đen”. Lý do là bởi trong năm 2013, 6 nhân viên của HTC bị truy tố vì cáo buộc hối lộ, gian lận và đánh cắp bí mật kinh doanh, bao gồm cả Thomas Chien, cựu Phó Giám đốc thiết kế cho HTC. Đồng thời, nhà sản xuất từ Đài Loan cũng vấp phải những khó khăn nhất định trong nỗ lực nâng cao doanh số bán hàng của các sản phẩm điện thoại chủ đạo. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những gạch đầu dòng mở màn cho các khó khăn liên tiếp mà HTC gặp phải. Và tình hình càng trở nên trầm trọng hơn trong năm 2015, khi hãng này cố gắng tái định hình doanh nghiệp như một nhà sản xuất thiết bị thực tế ảo (thay vì nhà sản xuất smartphone như trước).

Mặc dù ban đầu, mọi kế hoạch của HTC hứa hẹn tình hình khả quan hơn, nhất là khi chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mới HTC One M9. Tuy nhiên, như nhận định của chuyên gia phân tích Ron Amadeo trong một bài phát biểu đầu năm 2015 về HTC: Nhà sản xuất Đài Loan đã gần như phá hỏng mọi chi tiết nhỏ nhất của việc ra mắt sản phẩm mới. Lý do là hãng này không rút ra được bài học kinh nghiệm nào từ doanh thu thảm hại của lần phát hành sản phẩm trước đó. Và như để cộng gộp thêm vấn đề, sản phẩm mới của HTC bị mắc lỗi nóng máy. Chi tiết này đã tạo nên một “làn sóng” chỉ trích khi các chuyên gia thử nghiệm và đánh giá sản phẩm. Một lần nữa, chiến dịch mới của HTC không thu thập được thành công nào, ngoại trừ việc hãng này tự làm mất tới một nửa giá trị cổ phiếu chỉ trong vòng… 3 tháng.

Đứng trước tình hình nhu cầu sụt giảm trên thị trường di động, Ban Quản trị của HTC đã đưa ra một giải pháp cực kỳ mới mẻ và cũng hết sức liều lĩnh: Chuyển đổi đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm mới! Điều đáng buồn là lựa chọn mới này của HTC cũng không giúp hãng tìm được đúng “đích đến”.

Cùng thời điểm ra mắt M9, HTC công bố sẽ giới thiệu một sản phẩm hoàn toàn mới: Thiết bị hỗ trợ tập luyện được đặt tên là HTC Re Grip. HTC đã bắt tay hợp tác cùng Under Armor cho dự án này. Tuy nhiên, Re Grip đã không đáp ứng được kỳ vọng của HTC và thậm chí tệ đến mức Ban Giám đốc của hãng đã quyết định “khai tử” sản phẩm này ngay từ khi còn trong “trứng nước”. Sau thất bại mang tên Re Grip, HTC quyết tâm sửa sai và hợp tác cùng một đối tác khác là Valve để cho ra mắt HTC Vive, thiết bị thực tế ảo. Để quảng bá cho sản phẩm mới này, HTC đã chi mạnh tay cho các hoạt động marketing trên diện rộng (thậm chí hãng còn “hé lộ” một số hình ảnh mới nhất của sản phẩm trên chương trình Chicago Med của đài NBC). Mặc dù chưa biết kết quả của Vive sẽ thế nào, có “nối gót” theo thất bại của Re Grip hay không, nhưng mới đây HTC đã đưa ra thông báo mới nhất về việc hoãn buổi giới thiệu sản phẩm vào tháng 4 năm 2016, đồng thời giới hạn số lượng chỉ có 7000 thiết bị được gửi tới tay các nhà phát triển cũng trong đầu năm nay.

Cùng lúc đó, HTC phải đương đầu với những vấn đề tài chính căng thẳng khi doanh thu của hãng này tại nhiều thị trường khác nhau liên tiếp bị sụt giảm. Sản phẩm HTC One A9, được mệnh danh là “iPhone của HTC” vốn từng được kỳ vọng làm nên chuyện nhưng lại bị “ngó lơ” và rơi vào tình cảnh ế ẩm. Thậm chí, tại thị trường Bắc Mỹ và đặc biệt là Hoa Kỳ, HTC còn không tìm được một nhà mạng lớn nào để bán sản phẩm vì lý do điện thoại của HTC không khác gì “hàng nhái”, vỏ ngoài bắt chước iPhone và chạy hệ điều hành Android. Với tình trạng thua lỗ kéo dài, doanh thu của HTC liên tiếp sụt giảm và chỉ bằng 1/3 so với những năm gần đây. Tháng 9 năm 2015, HTC đã tuyên bố doanh thu của quý bị thua lỗ 4,9 tỷ Đài tệ (tương đương 149 triệu USD). Con số này khiến tình hình trở nên đáng báo động bởi mức thua lỗ của HTC đã xấp xỉ 25% tổng doanh thu của hãng (đạt mức 21,4 tỷ Đài tệ).

Để giải quyết vấn đề này, phát ngôn viên của HTC cho biết sẽ có những chương trình tổng thể để tái cơ cấu và tinh chỉnh lại công ty, bằng mọi cách sẽ đưa HTC trở về với “ánh hào quang” vốn có. Điều này được hiểu là HTC sẽ có những động thái để cắt giảm biên chế hàng loạt hoặc định vị lại thị trường, mặc dù Trung Quốc vẫn là thị trường mà hãng này phải bỏ ngỏ vì những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chính trị.

Hệ điều hành BlackBerry: “Cái chết” đã được báo trước?
Ba “đế chế” có nguy cơ bị sụp đổ trong năm 2016
Mặc dù đã rất nhiều lần, cái tên BlackBerry được xếp đứng trong danh sách những thương hiệu ngấp nghé bên “cửa tử” nhưng điều kỳ diệu là công ty vẫn trụ lại tới cùng trong cuộc đua khắc nghiệt. Thực tế thì kể từ đầu nhiệm kỳ của CEO John Chen, BlackBerry đã phải trải qua nhiều lần thất bại, hứng chịu vô số tổn thất nhưng chí ít thì hãng cũng rút ra được bài học kinh nghiệm và tìm cách thích nghi. Vì thế, danh sách “đen” lần này không phải nhắc tới thương hiệu “dâu đen” nữa mà dành cho hệ điều hành lừng lẫy một thời: BlackBerry OS.

Cách đây một vài năm, BlackBerry đã có những động thái đầu tiên tiếp cận với hệ điều hành Android, cụ thể là đưa một số tính năng tương thích với Android vào hệ điều hành BlackBerry 10 OS ra mắt trong năm 2014. Và Passport, điện thoại thông minh dành cho doanh nhân được giới thiệu vào tháng 11 năm 2014 được đánh giá khá tốt mặc dù vẫn còn một số hạn chế về tính năng tương thích với Android.

Sang đến năm 2015, mọi việc đã đi xa hơn: BlackBerry cho ra mắt một chiếc điện thoại chạy hoàn toàn trên hệ điều hành Android mang tên Priv. Là sản phẩm “con lai” với Android, Priv vẫn giữ được lớp vỏ ngoài thiết kế mang đậm chất BlackBerry. Điều này được đánh giá là để giữ chân các fan “ruột” của BlackBerry, giúp “xoa dịu” tinh thần họ và không làm mất đi tinh thần truyền thống vốn có của hãng. Đánh giá về tiềm năng của Android, CEO Chen phát biểu: “Android hiện vẫn chưa được khai thác hết khả năng nhưng mọi việc sẽ thay đổi! Bởi với cách kết nối, cách khai thác và công nghệ của BlackBerry, hệ điều hành Android sẽ được mở rộng vùng khai thác hơn nữa.” Tuy nhiên, phát biểu này có vẻ chưa thuyết phục lắm khi nhìn vào biểu đồ so sánh: chỉ 0,3% thị phần dành cho các thiết bị chạy hệ điều hành BlackBerry so với con số hơn 80% các thiết bị chạy hệ điều hành Android!



Nói về hệ điều hành BlackBerry OS, CEO Chen đánh giá BB 10 OS được định vị nhắm tới thị trường vô cùng cao cấp. Đồng thời, ông cũng phải thừa nhận rằng đây là thị trường “ngách” với tập khách hàng vô cùng, vô cùng ít ỏi. Trái ngược lại, hệ điều hành Android lại có không gian rộng lớn hơn để phát triển công nghệ và có thể chạm tới những “ngóc ngách” mà BB 10 OS chưa thể vươn tới.

Tựu chung lại, chiến lược của Chen là đưa BlackBerry trở thành một công ty phần mềm chuyên biệt cho các thiết bị cầm tay. Để tăng tính cạnh tranh, hãng sẽ tập trung nhiều hơn vào các giải pháp quản lý thiết bị di động và bảo mật cho thiết bị chạy hệ điều hành Android. Điều này đồng nghĩa với việc hệ điều hành BlackBerry (cũng như các thiết bị chạy hệ điều hành BlackBerry) sẽ bị chính công ty mẹ “ngó lơ”. Mọi việc đã thay đổi! BlackBerry sẽ tận dụng lợi thế bảo mật vốn có, kết hợp cùng công nghệ trên nền tảng Android để định hướng phát triển trong tương lai. Chính CEO Chen cũng không đưa ra bất kỳ một cam kết nào về việc sẽ ra mắt một hệ điều hành BlackBerry hay một thiết bị chạy BlackBerry OS tiếp theo. Vì thế, trong năm 2016 sẽ là năm BlackBerry OS “trăn trối” những lời cuối cùng: “BlackBerry OS hi sinh để thương hiệu BlackBerry được tồn tại.”

Liên Hệ | Giới Thiệu
wap hay DJ LucBiz
wap hay KhoTai321@gmail.Com
Tip Sử dụng trình duyệt Uc Browser để cải tiến vào mạng và tải nhanh gấp 9 lần Opera tiết kiệm 99% phí GPRS.
Trang Chủ
Author: Nguyễn Đức Lực